Scholar Hub/Chủ đề/#mày đay/
Xin lỗi, tôi không hiểu ý của bạn. Bạn có thể nói rõ hơn được không?
Xin lỗi, tôi không hiểu ý của bạn. Bạn muốn biết thông tin gì? Bạn có thể nói rõ hơn được k...
Xin lỗi, tôi không hiểu ý của bạn. Bạn có thể nói rõ hơn được không?
Xin lỗi, tôi không hiểu ý của bạn. Bạn muốn biết thông tin gì? Bạn có thể nói rõ hơn được không?
Xin lỗi, bạn phải cung cấp thông tin cụ thể mà bạn quan tâm để tôi có thể giúp được bạn. Bạn muốn biết về chủ đề gì?
Phân tích mức độ kháng thể IgE trong huyết thanh của bệnh nhân mày đay cấp tính và mạn tính tại Bệnh viện Da liễu thành phố Đà Nẵng năm 2021 Mày đay là bệnh lý rối loạn da khá phổ biến có thể ảnh hưởng đến 15 - 25 % dân số thế giới. Cơ chế sinh bệnh của mày đay là kết quả của chuỗi phản ứng phức tạp, trong đó sự đóng góp của huyết thanh miễn dịch E (IgE) được biết đến là quan trọng nhất. IgE định lượng gia tăng cho thấy người bệnh dị ứng với một hay nhiều dị ứng nguyên. Trong nghiên cứu này, bằng cách sử dụng mô tả cắt ngang có phân tích, chúng tôi tiến hành xét nghiệm 36 dị nguyên (bao gồm 35 dị nguyên và IgE toàn phần) trên 147 bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Da liễu thành phố Đà Nẵng, từ đó phân tích các mức độ của IgE đặc hiệu trong huyết thanh của bệnh nhân mày đay cấp tính và mãn tính, khảo sát mối tương quan giữa mức độ IgE toàn phần và độ trầm trọng của mày đay mạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ kháng thể dị ứng ở mức trung bình và mức cao được tìm thấy nhiều hơn nồng độ kháng thể dị ứng ở mức thấp và mức rất cao. Tuy nhiên, nồng độ IgE toàn phần trong huyết thanh của bệnh nhân mày đay mạn không tương quan với mức độ hoạt động của bệnh. Do đó, việc làm sáng tỏ mối liên quan giữa nồng độ IgE và mức độ biểu hiện bệnh sẽ giúp mở ra giải pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân mày đay mạn trong tương lai, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.
#bệnh nhân #dị nguyên #IgE #mày đay #huyết thanh
Nghiên cứu ứng dụng thuật toán Stumpf và phương pháp học máy (machine learning) trong xác định độ sâu đáy biển khu vực đảo xa bờ bằng ảnh viễn thám Bản đồ độ sâu là loại bản đồ thể hiện thông tin về độ sâu đáy biển. Hiện nay, công nghệ thành lập độ sâu ở nước ta đã được ứng dụng công nghệ mới sử dụng thế hệ máy đo sâu đơn tia ghi số đọc và ghi băng giấy bằng hệ thống máy đo sâu đơn tia ghi độ sâu trên đĩa từ có liên kết tích hợp hiệu chỉnh do ảnh hưởng của các yếu tố đến độ sâu đo và tọa độ điểm đo sâu. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi sự đầu tư về công nghệ và con người rất tốn kém. Công tác đo sâu sử dụng ảnh vệ tinh đã được tác giả Stumpfcông bố năm 2013. Phương pháp đo sâu của nhóm nghiên cứu này sử dụng tỷ lệ giữa kênh Blue và Green, sự suy giảm tỷ lệ từ hai kênh phổ này sẽ phát triển một mô hình tỷ lệ phản xạ. Với sự tăng dần độ sâu, phản xạ quang phổ giảm dần nhanh hơn trong kênh hấp thụ cao (green) so với kênh hấp thụ thấp (blue), vì vậy các biến trong tỷ lệ kênh tương ứng thay đổi theo độ sâu. Mục tiêu nghiên cứu của bài báo này nhằm giới thiệu một phương pháp mới cải tiến dựa trên sự kết hợp thuật toán Stumpf và phương pháp học máy trong xác định độ sâu đáy biển khu vựcđảo xa bờ bằng ảnh viễn thám. Kết quả thực hiện của nghiên cứu đã cho thấy phương pháp luận của nghiên cứu cùng với ảnh Sentinel - 2A có thể đáp ứng thành lập bản đồ độ sâu tỷ lệ 1/10.000 và khả năng thực hiện đến đến độ sâu 10 m dưới nước.
Định hướng giáo viên sử dụng máy tính, internet trong dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thông 1024x768 Máy tính và internet có thể đóng vai trò quan trọng và mang lại nhiều lợi ích cho việc dạy và học. Trên thực tế, việc khai thác và sử dụng chúng vào việc dạy và học hiện nay vẫn còn hạn chế và chưa đạt được như những gì chúng ta mong đợi. Sử dụng máy tính và internet không chỉ đơn thuần là bàn về bản thân công cụ đó mà còn về cách thức giáo viên và học sinh sử dụng các công cụ này để hỗ trợ việc dạy và học. Normal 0 false false false
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:"Table Normal";
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:"";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
mso-ansi-language:#0400;
mso-fareast-language:#0400;
mso-bidi-language:#0400;}
#: sử dụng máy tính và internet #dạy học Vật lí
Giải pháp truyền thanh không dây dựa trên IoT trong hệ thống cảnh báo từ xa Ngày nay, các hệ thống IoT ứng dụng trong lĩnh vực cảnh báo sớm đã được đầu tư lắp đặt tại những nơi thường xuyên xảy ra các tình huống khẩn cấp như: sạt lở, lũ lụt…. Vấn đề đặt ra cần có hệ thống phát thanh không dây nhằm dễ dàng thông tin tức thời đến người dân nơi có nguy cơ, để người dân chủ động phòng tránh nhằm giảm tổn thất về người và của. Bài báo nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát thanh không dây sử dụng công nghệ 3G/4G để truyền, nhận bản tin cảnh báo và công nghệ IoT để quản lý các trạm loa nhằm giải quyết bài toán truyền thông thông tin giữa chính quyền và người dân, cung cấp thông tin hữu ích về chính sách, tình huống khẩn cấp. Đóng góp chính của bài báo là đề xuất hai giải pháp về phần cứng và phần mềm cho hệ thống truyền thanh không dây để tích hợp vào các hệ thống cảnh báo sẵn có.
#Vạn vật kết nối #Loa phát thanh không dây #Máy tính nhúng Raspberry Pi #Giao thức truyền tệp tin #Mô-đun Sim7600